Sự thật đằng sau câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị “buông bát, rơi đũa”

Sự thật đằng sau câu nói của Tào Tháo khiến Lưu Bị “buông bát, rơi đũa”

Một câu nói của Tào Tháo đã khiến Lưu Bị run s.ợ tới mức rơi bát, rơi đũa có ý nghĩa thực sự là gì?

Trong thời gian Lưu Bị cùng 2 người anh em Quan – Trương tạm thời nương náu trên đất Ngụy để chờ thời cơ ra đi mưu nghiệp lớn thì Tào Tháo đã bày ra tiệc ʀượᴜ, mời Lưu Bị tới uống, nói chuyện thế sự, anh hùng. Một bữa ʀượᴜ, một cuộc trò chuyện, được xem là câu chuyện kinh nghiệm nghề nghiệp kinh điển nhất Tam Quốc lúc bấy giờ.

Đề tài của hai người trong bữa ʀượᴜ là bàn luận về anh hùng và mục đích của Tào Tháo là thăm dò và thử thách Lưu Bị. Qua đoạn trích, người đọc có thể hiểu phần nào quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo và sự sáng suốt cùng tính cách khôn ngoan, thận trọng của Lưu Bị.

Tuy nhiên, một câu nói của Tào Tháo đã khiến Lưu Bị run s.ợ tới mức rơi bát, rơi đũa có ý nghĩa thực sự là gì?

Anh hùng thiên hạ có Huyền Đức nhưng năm lần bảy lượt đổi phe

Trong cuộc “nấu ʀượᴜ luận anh hùng”, Tào Tháo chỉ vào Lưu Bị mà nói – “Anh hùng thiên hạ ngày nay chỉ có Huyền Đức và Tháo ta. Những kẻ như Bản Sơ (Viên Thiệu) không đáng nhắc tới”.

Một câu “tán dương” của Tào Mạnh Đức ngay lập tức đã khiến Lưu Bị kinh s.ợ đến mức… buông bát, rơi đũa.

Tào Tháo – “Anh hùng đương thế chỉ có Huyền Đức và ta”. Ảnh: Sohu

Câu thành ngữ Trung Quốc “nhanh như chớp” (Tấn lôi bất cập yểm nhĩ) cũng bắt nguồn từ điển cố này.

Ngày nay, người TQ đều biết thành ngữ nói trên, nhưng rất ít người tìm hiểu nguồn gốc vấn đề, rằng tại sao Tào Tháo lại bất ngờ “ca ngợi” Lưu Bị như vậy

Giải thích cho việc Lưu Bị được Tào Tháo tán dương, các nhà nghiên cứu lật lại thời kỳ Bị mới dựng cờ.

Giai đoạn sơ khai, Lưu Bị không có “vốn liếng” về ᴄʜíɴʜ ᴛʀị cũng như quân sự, ngoại trừ cái mác là hậu duệ của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng.

Lưu Bị không đủ khả năng cát cứ độc lập tại một địa bàn, cho nên đã gia nhập lực lượng “chính quy” của Hán triều để trấn áp khởi nghĩa Hoàng Cân, nhờ đó được phong một số chức quan nhỏ “sống qua ngày”.

Tuy nhiên, ngồi trên ghế quan chưa ấm chỗ thì Lưu Bị đã bị triều đình Đông Hán bãi miễn chức vụ “theo quy định”.

Đối tượng đầu tiên mà Lưu Bị nương tựa là Công Tôn Toản. Bị được Toản cho làm Biệt bộ tư mã, huyện lệnh Bình Nguyên; sau thăng làm Bình Nguyên tướng, theo Điền Khải tới Từ Châu cứu viện Đào Khiêm.

Khi xuất phát, Lưu Bị chỉ có hơn 1.000 nhân mã, lại phải dắt díu mấy nghìn dân đói. Được Đào Khiêm cấp cho 4.000 quân, Lưu Bị lập tức “trở cờ”, bỏ Điền Khải để nhảy sang phe Đào Khiêm là thế lực thứ 2 mà Bị nương náu.

Nhờ Đào Khiêm chống lưng, Lưu Bị lấy được chức Thứ sử Dự Châu, thậm chí còn có được “miếng đất cắm dùi” ở Hạ Bì.

Khiêm ᴄʜếᴛ, Lưu Bị theo di chúc nhận chức Châu mục Từ Châu, chỉ qua 1 đêm mà trở thành nhà quân phiệt hùng cứ một phương. Sau đó, ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ bùng phát giữa 2 thế lực của Lưu Bị và Viên Thuật.

Lữ Bố chính là thế lực thứ 3 mà Lưu Bị “nương nhờ”.

Giai đoạn “luồn cúi” ở cạnh Lữ Bố, Bị tranh thủ chỉnh đốn lực lượng, được hơn 10.000 binh mã thì bắt đầu có ý định “Đông Sơn tái khởi”. Tuy nhiên, ý đồ của Lưu Bị bị phát giác, khiến chiến sự n.ổ ra giữa Bị và Lữ Bố. Đương nhiên, Lưu Bị ở vào thế yếu, và đây là lúc ông tìm đến với “bến đỗ thứ 4” của mình – Tào Tháo.

Trong thời gian dưới trướng Tào Tháo, Lưu Bị đã không ít lần lập công khiến Tào Tháo càng phải đề phòng đặc biệt là diễn xuất sắc màn kịch “Bạch Môn lầu tr.ả.m Lữ Bố”.

Tào Tháo khen ngợi hay cảnh cáo Lưu Bị?

Lịch sử “ʟừᴀ lọc” của Lưu Bị đối với Công Tôn Toản, Điền Khải, Lữ Bố… chính là những biểu hiện rõ rệt nhất để Tào Tháo nhìn nhận về Bị trong bối cảnh xã hội đương thời.

Việc Tào Tháo phong Bị làm tướng quân, luôn đồng hành cạnh mình, được cho là thực hiện chính xác theo quan điểm “giữ ᴋẻ ᴛʜù ở gần bên mình”. Màn kịch “nấu ʀượᴜ luận anh hùng” mà Tào Tháo “diễn” trước Lưu Bị, cũng không ngoài toan tính của Tào.

Tào Tháo xem Lưu Bị là “anh hùng”, hay chỉ là kẻ sẵn sàng trở mặt? Ảnh: Sohu

Sử liệu Trung Quốc cũng như những người đọc Tam Quốc đều rõ, Lưu Bị “trong lòng có ǫᴜỷ”, cho nên mới có việc Bị thất kinh mà “rơi bát, rơi đũa”.

Thực tế, dụng ý của Tào Tháo là gì khi “khen” Lưu Bị mới chính là vấn đề được các nhà nghiên cứu tranh luận hàng nghìn năm nay.

Nhiều ý kiến nhất trí rằng, Tào Tháo đặt Lưu Bị “ngang vai” với mình, đương nhiên không phải vì Tào thực sự tán thưởng tài “văn thao võ lược” của Bị, lại càng không phải đánh giá cao thực lực của Bị. Tất nhiên, không thể phủ định tinh thần kiên trì bền bỉ của Lưu Bị, cũng như tài năng “giao tiếp xã hội” của Bị. Bản lĩnh này của Lưu Bị, trong lịch sử cũng được đánh giá là hiếm gặp, thậm chí còn là “phẩm chất không thể thiếu của ᴄʜíɴʜ ᴛʀị gia”.

Việc Tào Tháo không để Viên Thiệu trong mắt mà đề cao Lưu Bị, cho thấy nhiều khả năng Tào cũng đánh giá Bị cao nhất ở 2 điểm trên.

Nhiều học giả cho rằng, Tào Tháo đã có nhận thức đầy đủ và toàn diện về Lưu Bị, vì vậy mới có một câu “tán dương”, mà thực chất chính là lời cảnh cáo rõ ràng, yêu cầu Bị “hãy biết điều, đừng nên làm bừa”.

Lưu Bị trở mặt, Tào Tháo tính sai 1 nước cờ khiến cả đời hối hận

Chiến thuật tâm lý của Tào Tháo lại dẫn tới kết quả đi ngược lại suy tính của Tào, đó là khiến cho Lưu Bị đẩy nhanh kế hoạch tạo ᴘʜảɴ. Kế sách “nằm gai nếm mật” bị vạch trần khiến Lưu Bị nhận thấy cơ hội dưỡng binh phát triển đã tiêu tan, trong khi nguy cơ bị ᴛʜᴀɴʜ ᴛʀừɴɢ đã xuất hiện trước mắt.

Đổng Thừa từng “bắt mối” với Lưu Bị để ᴍưᴜ sáᴛ Tào Tháo, nhưng Lưu Bị không theo vì tuân thủ chiến lược “nhẫn nhịn ẩn mình”. Nhưng Bị cũng không báo với Tào, cho thấy ông vẫn có ý định “bắt cá hai tay”.

Đến khi âᴍ ᴍưᴜ bị lộ, Lưu Bị mới dứt khoát… đổi phe – “(Lưu Bị) cùng Đổng Thừa, Trường Thủy hiệu úy Chủng Tập, tướng quân Ngô Tử Lan, Vương Tử Phục… đồng mưu, hòng ɢɪếᴛ Tào Tháo”.

Tuy nhiên, kế hoạch bị bại lộ, Đổng Thừa bị ɢɪếᴛ cả tộc. Lưu Bị mặc dù chưa bị lộ, nhưng cũng ở vào tình thế h.i.ể.m nghèo, và mong thoát khỏi phạm vi kiểm soát của Tào Tháo càng nhanh càng tốt.

Thời điểm này, chiến dịch Quan Độ đang tiếp diễn. Tào Tháo đối đầu với Viên Thiệu trong tình trạng lấy ít địch nhiều. Trong khi đó, kế hoạch xưng đế ở Dương Châu của Viên Thuật bị thất bại, khiến Thuật phải chạy về nương nhờ Viên Thiệu. Cánh quân của Thuật phải vượt qua địa bàn Hạ Bì do lực lượng Tào Tháo kiểm soát.

Trước tình thế đó, Tào Tháo buộc phải cử Lưu Bị cùng Chu Linh, Lộ Chiêu lĩnh binh ngăn chặn. Nhưng, động thái này của Tào Tháo đã đi ngược với tính toán ban đầu của ông là giữ Lưu Bị trong tầm kiểm soát.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, không nhiều khả năng Tào Tháo cố ý đưa ra quyết định như vậy, mà có thể cục diện cấp bách đã buộc Tào phải điều động đến Lưu Bị, từ đó cho Bị cơ hội ngàn năm có một để tạo ᴘʜảɴ.

Đến khi đám Trình Dục, Quách Gia biết tin Tào Tháo điều động Lưu Bị, nói với Tào rằng – “Không thể để Lưu Bị lại”, thì Tào đã hối hận không kịp.

Lúc này, Lưu Bị đã thoát khỏi Tào doanh, một đi không trở lại.


Leave a Reply

Your email address will not be published.